fbpx

Nếu bạn làm việc kém hiệu quả mà có thể là do một thói quen hình thành từ lâu, thì hãy cố sửa. Không dễ, nhưng rất nhiều người đã sửa được và trở nên hiệu quả.

Denis Waitley - Thay đổi thói quen là thay bằng thói quen mớiNếu bạn làm việc kém hiệu quả mà có thể là do một thói quen hình thành từ lâu, thì hãy cố sửa. Không dễ, nhưng rất nhiều người đã sửa được và trở nên hiệu quả.

Theo kinh nghiệm của bản thân tôi thì chúng ta có thể tự sửa theo cách này.

  1. Nhận diện thói quen có tác động tiêu cực.
    Muốn sửa một hành động thì trước hết phải bắt đầu từ nhận thức. Nếu bạn không hài lòng với kết quả công việc, thì bạn phải tự mình phân tích, dò lại xem lỗi ấy, kết quả ấy do đâu mà ra. Xác định lại xem nếu mình mà làm khác đi thì kết quả có tốt hơn không? Để xác nhận đúng nguyên nhân do thói quen ấy gây ra.
    Nếu bạn không nhận thức ra lỗi sai của mình thì không thể sửa sai được.
  2. Lập trình lại.
    Sau khi đã xác định chính xác rằng nếu mình làm theo cách khác đi thì kết quả sẽ tốt hơn. Thì hãy bắt tay xác định lại từng bước, từ giai đoạn tư duy đúng cho đến hình thành nhận thức đúng và bắt tay hành động đúng.
    Việc này cần phải cụ thể, phải ghi ra giấy trắng mực đen, để khi thực hiện thì không nhầm lẫn, không bỏ sót, không sai thứ tự.
  3. Thử.
    Hãy thử để đảm bảo rằng cách làm mới, theo cách mà mình đã cải tiến cho ra kết quả tốt hơn cái cũ, để đảm bảo rằng mình không đi từ một sai lầm này đến sai lầm khác.
    Nếu bạn không đủ tự tin rằng mình có thể tự đánh giá được thì hãy hỏi người có kiến thức, kinh nghiệm hơn về lĩnh vực đó.
  4. Thay đổi mình.
    Sau khi đã xác định rằng thành tích và hiệu quả công việc của mình bị hạn chế là do một thói quen (cách nghĩ, cách làm) đã hình thành từ lâu, và bạn cũng đã xác định được cách tiếp cận mới đúng đắn hơn. Thì hãy bắt tay lập trình mới lại, KHÔNG NÊN TÌM CÁCH SỬA TỪ THÓI QUEN CŨ, vì rất khó.Việc này đòi hỏi sự quyết tâm và kiên trì. Quyết tâm là vì thay đổi thói quen là việc không dễ (hãy hỏi mấy ông hút thuốc mà không bỏ được, hỏi mấy bạn hay đi làm trễ...). Còn kiên trì là vì bạn phải dùng chính thói quen mới để đè lên thay thế cho thói quen cũ.
    Hãy dùng một ký hiệu, một mã số, hay một hình ảnh... mà chỉ mình bạn biết nó là gì, dán lên trước mặt, nơi mình thường ngồi để làm việc đó, như là một sự nhắc nhở mình làm theo cách mới.
  5. Đánh giá lại.
    Trong khi cố gắng làm theo cách mới, bạn cần đánh giá kết quả có được. Việc này để 1) tự củng cố quyết tâm của mình, rằng đây là việc đúng mà mình cần phải làm. 2) để điều chỉnh cho tốt hơn, nếu bạn phát hiện ra điều đó.

Sau một thời gian, tùy từng người, kiên trì theo cách trên, bạn sẽ hình thành thói quen mới, thay cho thói quen cũ.

Người làm việc hiệu quả hơn người khác, và nhờ vậy mà thành công hơn, là nhờ những thói quen tốt, không phải nhờ họ thông minh hơn hay giỏi giang hơn. Vì hầu hết những việc chúng ta làm hàng ngày là làm theo thói quen.

Chúc các bạn thành công!

Đỗ Hòa - on Personal Development

Pin It

Đăng Nhập