Segmentation (phân khúc, phân đoạn thị trường) là chữ S trong STP (segmentation, targeting, positioning), một khung chiến lược kinh điển trong sách của Philip Kotler. Tuy là bước quan trọng, thậm chí là có thể gọi là chìa khóa đi vào thị trường, nhưng lại thường bị nhiều người coi nhẹ, hoặc thậm chí bỏ qua khi hoạch định kinh doanh.
Segmentation, là một bước mà nhiều người coi nhẹ hoặc thậm chí bỏ qua khi hoạch định kinh doanh. Có lẽ là vì không hiểu thấu đáo, không biết kỹ thuật phân khúc, và không biết các ứng dụng của nó nên mọi người mới xem nhẹ bước này.
Segmentation là tiền đề để tìm ra "thị trường đại dương xanh", là tiền đề của chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Nếu nói lý thuyết thấy khó hiểu thì tôi tin rằng đoạn dưới sẽ giúp bạn hiểu.
- Nhờ kỹ thuật segmentation mà từ sữa bò người ta có thể đưa ra được những loại sản phẩm khác nhau như sữa dinh dưỡng (cho em bé), sữa giải khát cool (cho các bạn teen), sữa không béo (cho các anh chị sợ mập), sữa giàu canxi (cho các cụ lớn tuổi muốn bổ sung canxi).
Chưa hết, từ sữa dinh dưỡng, người ta còn phát triển thành nhiều loại khác nhau, như sữa dinh dưỡng thông minh, sữa dinh dưỡng mau cao chóng lớn, sữa dinh dưỡng tăng đề kháng ... để phục vụ cho các nhu cầu mong muốn khác nhau của các mẹ.
- Nhờ kỹ thuật segmentation đúng đắn mà doanh nghiệp TQ, doanh nghiệp Việt Nam tìm ra cách thức cạnh tranh, chia thị phần với các thương hiệu nước giải khát hàng đầu thế giới như Pep, Coke bằng các sản phẩm thuần Phương Đông như trà, nước hoa củ quả.... Chính là nhờ phân khúc sáng tạo, phân khúc theo văn hóa thay vì phân khúc theo nhân chủng học như các thương hiệu Phương Tây vẫn làm.
Và có rất nhiều ví dụ khác nữa chứng minh cho tầm quan trọng của phân khúc: phân khúc theo nhu cầu đặc trưng sử dụng sản phẩm, đã cho ra máy bay giá rẻ, dịch vụ xe công nghệ.
Phân khúc có thể áp dụng cho tất cả mọi thị trường và ngành nghề. Thậm chí gạo vốn trước đây được phân loại là commodity (hàng chuẩn hóa bán theo khối lượng), bây giờ cũng nhờ phân khúc mà tìm ra được thị trường hấp dẫn hơn.
Những sản phẩm made-in-Vietnam vốn rất ngại các sản phẩm low price của TQ, sau khi học phân khúc về đã có thể tìm ra cho mình cơ hội kinh doanh mới mà không cần phải low price. Có thể tự tin khi đối đầu với các đối thủ low price đến từ TQ. Chẳng hạn như bạn Le Mai Huu Lam với thương hiệu sản phẩm cơ khí điện Cát Vạn Lợi.
Vậy bạn còn chần chờ gì mà không thử ứng dụng segmentation để tìm ra một cơ hội mới cho mình?
Đỗ Hòa - Tinh Hoa Quản Trị
Nhập Ý Kiến