MA3.2 MARKET SEGMENTATION

Khóa học Phân Khúc Thị Trường và Xác Định Thị Trường Mục Tiêu là khóa học marketing chuyên sâu với mục tiêu xây dựng kỹ năng Phân khúc Thị trường (market segmentation) và kỹ năng Xác định Thị trường Mục tiêu (targeting) vốn là các bước cơ bản trong qui trình marketing kinh điển STP (Segmentation Targeting Positioning.
Phân khúc thị trường là cơ sở để xác định nhu cầu của khách hàng, giá trị mà họ tìm kiếm, là cơ sở để tìm ra cơ hội mới, một đại dương xanh tiềm ẩn.
Phân khúc thị trường là cơ sở để doanh nghiệp định hướng phát triển, xây dựng năng lực cạnh tranh của mình.
MA3.3 MARKETING STRATEGY AND PLANNING

Chiến lược và Hoạch định Marketing (strategy and marketing planning) là nội dung cốt lõi cho chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing của doanh nghiệp.
Trong chương trình này chúng ta sẽ phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh, phân tích và định vị năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó sẽ quyết định đưa ra sự lựa chọn cho chiến lược công ty (corporate strategy), chiến lược kinh doanh (business strategy), chiến lược cạnh tranh (competitive strategy) cho từng thị trường, từng kênh cho giai đoạn đến là gì.
Đây sẽ là định hướng cho chiến lược marketing (Marketing Mix) với sản phẩm/dịch vụ, kênh, giá , truyền thông, thương hiệu...
HR2.0 STRATEGIC HUMAN RESOURCE MANAGEMENT

Nếu nói rằng nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp là huy động và phát huy một cách hiệu quả nguồn lực và năng lực của mình để chinh phục khách hàng và chiến thắng đối thủ, thì có thể thấy vai trò của Quản Trị Nguồn Nhân Lực (Human Resource Management) quan trọng như thế nào.
Nguồn lực doanh nghiệp chủ yếu là Nguồn lực Tài chính và Nguồn Nhân lực. Trong đó với doanh nghiệp lớn thì có cơ hội phát huy cả hai, còn các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thì hầu hết đều hạn hẹp về tài chính, nguồn nhân lực là nguồn lực duy nhất mà họ có thể phát huy.
Để biết doanh nghiệp mình đã tiếp cận được các kỹ năng quản lý nguồn nhân lực của thế giới chưa, thì chỉ cần trả lời câu hỏi: Doanh nghiệp bạn có gặp vấn đề về giữ chân nhân tài hay không?
Nếu câu trả lời là CÓ, thì bạn cần bổ sung gấp năng lực quản lý nguồn nhân lực cho doanh nghiệp mình. Nhân tài không muốn gắn bó ở chỗ bạn, họ ra đi vì bạn không biết cách phát huy năng lực của họ.
MA3.4 CUSTOMER VALUE PROPOSITION

Đề Xuất Giá Trị Khách Hàng (customer value proposition - CVP) là cốt lõi, là linh hồn của chiến lược marketing của bạn. Bởi nó chuyển tải tất cả những lợi ích, giá trị hữu hình, giá trị vô hình mà bạn sẽ mang lại cho khách hàng của bạn thông qua những sản phẩm, dịch vụ, giải pháp của bạn.
CVP là định hướng, là yếu tố quyết định để bạn hoạch định kênh phân phối, chiến lược giá, truyền thông quảng bá và cả kế hoạch thực thi marketing như thế nào.
Đề Xuất Giá Trị Khách Hàng cũng chính là vũ khí tối thượng mà doanh nghiệp trang bị cho các bạn sales trước khi tung các bạn ra thương trường. Một Đề Xuất Giá Trị Khách Hàng được thiết kế tốt sẽ giúp cho các bạn sales có được sự tự tin khi đứng trước khách hàng và đối tác phân phối.
MA3.5 CHANNEL MANAGEMENT FOR VALUE

Quản Trị Kênh Để Tạo Ra Giá Trị (channel management for value) vốn là một phần quan trọng trong nỗ lực tạo ra giá trị trong quá trình tìm đường ra thị trường cho hàng hóa của doanh nghiệp. Nay trong thời đại số vai trò của kênh càng quan trọng hơn.
Sự xuất hiện của các kênh số, kênh mạng xã hội đã khiến cho việc hoạch định và thực thi Route-To-Market của doanh nghiệp trở nên phức tạp hơn.
Thị trường ngày nay đòi hỏi cách tổ chức kênh khôn khéo, vừa tạo ra giá trị cho khách hàng vừa tối ưu về mặt chi phí và hiệu quả. Để đạt được mục tiêu này, chiến lược kênh phải được đưa vào tính toán từ giai đoạn nghiên cứu thị trường ban đầu, phải đảm bảo sự tiếp cận nhất quán và xuyên suốt trên lộ trình chuyển tải Đề Xuất Giá Trị đến tay khách hàng.
MA3.6 PRICING FOR VALUE

Sau tất cả mọi nổ lực tạo ra giá trị làm thỏa mãn nhu cầu và chinh phục khách hàng, doanh nghiệp cần thu lại giá trị cho mình. Định Giá (pricing) là yếu tố P duy nhất trong tất cả các P của bộ phối trộn marketing có thể giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận, nên không thể coi thường kỹ năng Định Giá.
Muốn định giá tốt thì cần phải nắm không chỉ giá trị mà mình bỏ ra (costs), mà còn phải hiểu giá trị của sản phẩm, dịch vụ của mình đối với khách hàng (perceived value). Chính vì vậy, việc định giá cần phải được bắt đầu từ khâu xác định nhu cầu và chọn thị trường mục tiêu. Giá là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.