Nhân viên mới

Theo khoa học quản trị, sự tiến bộ của một doanh nghiệp, nhìn rộng ra là một quốc gia, có vai trò của sự lan tỏa trí thức, lan tỏa cách làm hay, lan tỏa kinh nghiệm. Cả tổ chức đều giỏi thì sẽ tốt hơn một vài nơi làm giỏi. Và người ta dùng khái niệm "learning curve" để đo lường, đánh giá tốc độ.

Để thúc đẩy sự lan tỏa trí thức, chia sẻ cách làm hay, kinh nghiệm quí, không cách gì tốt hơn là luân chuyển người có kiến thức, có cách làm hay, có nhiều kinh nghiệm hơn, đến phụ trách, hỗ trợ vùng chậm phát triển, để qua đó có thể giúp sự lan toa kiến thức, áp dụng cách làm hay, chia sẻ kinh nghiệm, giúp nơi kém hiệu quả hơn đạt được sự tiến bộ, phát triển tốt hơn.
Mục đích cuối cùng là giúp cho toàn bộ tổ chức, hay rộng hơn là quốc gia ấy, có sự phát triển đồng đều hơn, nhanh hơn, nhờ khai thác nguồn lực tốt hơn, đa dạng hơn.

Lý do khiến người ta phải làm vậy là vì tốc độ tiến bộ của một đội nhóm, một tổ chức hay một quốc gia, được quyết định bởi mắt xích yếu nhất, chậm nhất của toàn bộ chuỗi giá trị. Trong một công ty, hầu hết các bộ phận xử lý nhanh, công việc chất lượng tốt, mà chỉ một bộ phận yếu kém thôi, thì cũng đủ để làm cho những nỗ lực của các bộ phận khác trở nên vô nghĩa.

Ở bình diện quốc gia, một địa phương thịnh vượng thường phải có trọng trách chia sẻ, gánh vác những nơi yếu. Dẫn đến ảnh hưởng đến sự tích lũy cho phát triển của nơi thịnh vượng ấy. Nói thẳng là nơi làm ra nhiều tiền phải trích ngân sách cao hơn để gánh nơi yếu. Càng nhiều nơi yếu thì càng phải trích tỷ lệ cao hơn. Dẫn đến một vài nơi làm tốt thì không đủ để cả tổ chức có thể bật lên đươc.

Ai thường phản đối quá trình lan tỏa kiến thức, kinh nghiệm?

Không ai khác ngoài những cá nhân yếu kém năng lực, nhưng không muốn từ bỏ quyền lực. Là những người mà cá nhân họ được hưởng lợi từ cách làm cũ, từ sự chậm phát triển, yếu kém ấy.

Họ là người sẽ ngăn cản việc ứng dụng những tiến bộ mới mà bản thân họ không có khả năng, họ gây khó khăn cho những nhân sự mới, từ nơi khác về, những người có trình độ cao hơn họ. Họ gây chia rẽ bằng khái niệm này hay khái niệm khác (quê quán, vùng miền, địa phương là những khái niệm chia rẽ phổ biến), nhằm để tập hợp lực luợng bảo vệ mình, chống lại quá trình thay đổi, tiến bộ, phát triển chung.

Vậy nên tổ chức, hay rộng hơn là quốc gia, cần có những cơ chế, chính sách (kể cả văn hóa) nhằm không để những thành phần này làm vật cản cho sự tiến bộ, phát triển. Thay vào đó cần những cơ chế, chính sách, và văn hóa thúc đẩy sự tiến bộ chung (gọi là thúc đẩy learning curve). Các cơ chế, chính sách và văn hóa này hướng đến xóa bỏ những rào cản, phân biệt vùng miền, quê quán... .

Khi đứng lớp, kể cả các lớp marketing chứ không riêng gì quản lý, tôi cũng thường xuyên nhắc nhở các anh chị doanh nhân về điều này. Chia rẻ, phân hóa nội bộ thì không thể nào phát triển được, nó chỉ dẫn đến suy yếu, kém hiệu quả.

Đỗ Hòa - on Learning Curve

Đăng Nhập