Khi bắt đầu cuộc đời sự nghiệp, hầu như ai cũng mong muốn có ngày mình sẽ trở thành người giữ vị trí cao nhất trong công ty, vị trí CEO. Nhưng số người leo đến được vị trí ấy là không nhiều.

Quá trình chinh phục đỉnh cao sự nghiệp cũng giống quá trình chinh phục đỉnh chóp Everest của những người có sở thích leo núi. Từ khi người đầu tiên leo đến đỉnh Everest vào năm 1953 cho đến nay, cả thế giới chỉ có khoảng hơn 5000 người chinh phục được ngọn núi này.

Phần sát đỉnh là phần thách thức nhất, nó được đặt tên là "vùng chết chóc" bởi phần lớn người leo phải bỏ cuộc tại vùng này. Để vượt qua được đoạn này, đòi hỏi người leo núi phải có sự chuẩn bị, rèn luyện trong nhiều năm về mặt kỹ năng và thể lực, nhưng quan trọng nhất vẫn là ý chí, động lực của người leo núi. Đứng trước bao nhiêu là áp lực, thách thức (không khí loãng, cơ thể mỏi mệt, nhiệt độ âm sâu, đường đi nguy hiểm...), bạn có sẽ bỏ cuộc quay lại hay sẽ tiếp tục?

Con đường chinh phục đỉnh cao sự nghiệp của mỗi chúng ta cũng vậy, cũng cần phải chuẩn bị kiến thức kỹ năng và rèn luyện mình trong nhiều năm chứ không hề có con đường "đi tắt đón đầu" nào. Và phải leo lên từng nấc thang vị trí công việc, từ thấp đến cao, chứ không ai cho nhảy cóc một phát lên ngồi ghế CEO (có lên được kiểu này cũng không ngồi được lâu).

Và cũng giống như leo núi, giai đoạn ở vị trí cao, gần đến vị trí CEO là giai đoạn khó khăn thách thức nhất. Bởi giai đoạn này đòi hỏi không chỉ giỏi chuyên môn, không chỉ kinh nghiệm dày dạn trong công việc, mà còn đòi hỏi phải vượt trội hơn những người khác về mặt kỹ năng, bản lĩnh lãnh đạo. Liệu bạn có đủ kiên trì để tiếp tục hoàn thiện mình, để tiếp tục theo đuổi con đường chinh phục đỉnh cao sự nghiệp, hay bạn sẽ chấp nhận "có lẽ mình không làm được", "mình không phù hợp cho vị trí ấy", "dẫu sao thì mình cũng đã cố hết sức rồi". Ứng xử của bạn như thế nào phụ thuộc vào động cơ, kỳ vọng của bạn.

Hãy tự kiểm tra lại xem bạn có sẵn sàng cho vị trí CEO hay không theo bảng dưới đây.

Đỗ Hòa - Tinh Hoa Quản Trị

Đăng Nhập