Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngày càng tốt hơn nhờ rút kinh nghiệm và không ngừng cải tiến để tăng năng suất và tối ưu hóa chi phí. Quá trình này gọi là quá trình học hỏi của doanh nghiệp (learning).

Việc nâng cao năng lực và hiệu quả thông qua học hỏi là rất quan trọng về lâu dài đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào làm điều này tốt, học hỏi nhanh hơn, hiệu quả hơn hơn so với đối thủ, thì sẽ vượt lên theo thời gian nhờ năng lực cạnh tranh vượt trội.

Tuy nhiên, ngày trước thì lợi thế cạnh tranh của công ty chủ yếu chỉ phụ thuộc vào khả năng học hỏi của con người (đội ngũ nhân sự). Còn ngày nay thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào khả năng học hỏi của con người, mà còn thêm khả năng học hỏi (machine learning) của trí tuệ nhân tạo (AI - hệ thống công nghệ phần mềm mà doanh nghiệp sử dụng).

AI (artificial Intelligence) gọi nôm na là trí tuệ nhân tạo, là những thuật toán phân tích dữ liệu có sẵn để đưa ra lời khuyên, hoặc đề xuất giải pháp tối ưu. Chẳng hạn, AI phân tích dữ liệu về chu kỳ mua của một khách hàng để đưa ra đề xuất nhắc nhở khách hàng đặt hàng, và cả đề xuất về giá, nếu được tích hợp cả dữ liệu về cung cầu thị trường.

Như vậy, AI của doanh nghiệp nào "học giỏi" hơn, thì sẽ giúp đưa ra quyết định nhanh hơn, phù hợp với khách hàng hơn, và cạnh tranh hơn so với đối thủ.

Vấn đề của người quản lý doanh nghiệp là phải nhận thức được nhu cầu này, để giao trách nhiệm và theo dõi, đôn đốc tổ chức thực hiện. Chẳng hạn, KPI về học hỏi của đội ngũ nhân sự thì giao cho HRM, còn tiến bộ trong việc học hỏi của AI thì phải giao KPI cho bộ phận CNTT.

Đỗ Hòa - on Business Management

Đăng Nhập