Xu hướng mới về quản lý nhân sự

Quản lý nguồn nhân lực (HR managment) phải là một phần quan trọng trong bức tranh Quản lý Chiến lược (strategic management) của doanh nghiệp ngày nay.

Trước hết xin lưu ý rằng strategic management không phải là "quản lý quá trình hoạch định chiến lược" như một số anh chị đã dịch. Theo cách hiểu của tôi Management là quản lý, còn Strategic là lâu dài, là những gì mang ý nghĩa sống còn và giá trị lâu dài. Vậy strategic management là quản lý với tầm nhìn lâu dài, là phương thức quản lý thể hiện sự chú trọng vào những vấn đề sống còn có giá trị lâu dài.

Quay lại với những gì mà tôi quan sát được từ sự kiện VNHR Summit 2015 vừa qua. Đó là một số công ty (thường là công ty lớn) đã bắt đầu có xu hướng chọn người am hiểu, có trãi nghiệm từ các chức năng kinh doanh như marketing, bán hàng ... để làm giám đốc nhân sự, thay vì chọn những người được đào tạo từ các ngành thuộc KHXH-NV. So với trước đây nếu một người có nền tảng đào tạo là marketing hoặc sales mà xin vào một vị trí trong phòng HR thì khả năng bị loại sớm là rất cao: "Anh/chị biết gì về HR mà đòi làm HR?"

Xu hướng mới về Quản lý Nguồn nhân lực.

Xu hướng mới này nói lên một điều rằng các doanh nghiệp ngày càng trở nên "thực dụng" hơn, tập trung cho kinh doanh hơn trong công tác nhân sự.

Thoạt tiên, chúng ta đã biết rằng người ta thường chọn người từ các chức năng liên quan trực tiếp đến kinh doanh Marketing Manager (CMO) và sales manager (SM) để giữ các vị trí lãnh đạo cao cấp.

  • CMO/SM ==> CEO

Sau đó là xu hướng chọn người từ các chức năng kinh doanh (marketing, sales) vào vị trí CFO thay cho người từ Accounting-Finance. Để rồi họ lại chọn CFO để đề bạt làm CEO.

  • CMO/SM ==> CFO ==> CEO

Nay thì ngay cả giám đốc nhân sự, họ cũng bắt đầu có xu hướng lấy người từ các chức năng kinh doanh.

  • CMO/SM ==> HRM

Còn những nơi mà HRM không có background kinh doanh, thì họ cũng đã có cơ chế bắt buộc các anh chị này phải tìm hiểu, phải tham gia nhiều hơn vào hoạt động kinh doanh. Cụ thể là họ đưa yêu cầu này vào trong KPI. Theo đó, định kỳ (hàng tháng vài lần) các HRM phải cùng MKT, Sales đi thăm khách hàng.

Ngay cả các vị trí nặng về kỹ thuật như các vị trí thuộc về chức năng IT, nhiều vị trí project leader họ cũng có xu hướng chọn người có background marketing/sales, chứ không chọn người có background IT. Bởi họ cho rằng các ứng dụng (app) được triển khai là để phục vụ kinh doanh, phục vụ khách hàng... do vậy người phụ trách triển khai thì phải am tường các qui trình kinh doanh và thấu hiểu nhu cầu khách hàng...

Tóm lại.

Quản lý Nguồn nhân lực là một phần của mô hình quản lý strategic management. Theo đó, toàn bộ guồng máy của doanh nghiệp đều tập trung vào hoạt động kinh doanh.

Trong tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay thì mọi người trong công ty dù ở vị trí nào cũng phải "làm kinh doanh". Ai cũng cần phải nắm được chiến lược của công ty và phải cùng chung tay thực hiện nó.

Quan điểm "kinh doanh là việc của marketing và sales" nay đã lỗi thời.

Đỗ Hòa - TINH HOA QUẢN TRỊ

Đăng Nhập