Pháp lý là một chức năng không thể thiếu trong các doanh nghiệp lớn, nơi các giao dịch thường có giá trị rất cao và chỉ cần sơ hở về mặt pháp lý đối với một giao dịch thì toàn bộ lợi nhuận hoạt động trong năm sẽ biến mất.

Pháp lý doanh nghiệp thường được chia ra thành nhiều cấp:

  • Cấp công ty
  • Cấp đơn vị kinh doanh
  • Cấp sản phẩm

Ở cấp công ty, chức năng Pháp lý thường tham gia vào các hoạt động có liên quan đến tư cách pháp nhân, cấu trúc tổ chức và quan hệ giữa các đơn vị thành viên, nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và sự tuân thủ pháp luật.

Ngoài ra, Pháp lý cấp công ty cũng thường liên quan đến các hoạt động mang tính chiến lược như thâu tóm, sáp nhập, phân tách, đầu tư của công ty, và các vấn đề pháp lý liên quan đến nhân viên.

Ở cấp đơn vị kinh doanh thì sự hỗ trợ của Pháp lý là nhằm đảm bảo tính tuân thủ pháp luật trong các mối quan hệ, giao dịch mua bán giữa công ty và nhà cung, đối tác cung cấp dịch vụ, đối tác tài chính. Với nội dung hợp đồng, Pháp lý đảm bảo doanh nghiệp không bị thua thiệt, không bị rủi ro với pháp luật khi ký kết những hợp đồng.

Ở cấp sản phẩm, Pháp lý đảm bảo tính hợp pháp, tính tuân thủ pháp luật của các sản phẩm, dịch vụ khi tham gia thị trường. Kể các các hoạt động marketing, bán hàng và dịch vụ khách hàng có liên quan đến sản phẩm và người tiêu dùng.
Pháp lý xử lý những thắc mắc, khiếu nại có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ có thể xãy ra trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Tùy vào qui mô kinh doanh của công ty và đặc thù hoạt động mà chức năng Pháp lý có thể được tổ chức tách riêng theo từng cấp, hoặc gộp chung lại thành một đơn vị chịu trách nhiệm cho tất cả.

Đỗ Hòa

Tinh Hoa Quản Trị

Đăng Nhập