Với bản thân tôi thì việc tham gia với VNHR Summit 2015 lần này không chỉ là để chia sẻ kiến thức của mình từ góc nhìn của nhà quản lý đối với công việc của các bạn HR, mà còn là cơ hội nắm bắt những xu hướng, thực trạng đang diễn ra về chức năng HR trong các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp Việt.

Bàn tròn đầu tiên về tình hình nguồn nhân lực.

Phần bàn tròn đầu tiên thì tôi thấy là các diễn giả đã đưa ra được một cái view tổng quan về tình hình, thực trạng HR ở VN, chủ yếu là trong các doanh nghiệp MNCs.
Cái được của phần này, theo tôi, là participants đã được hưởng lợi từ việc chia sẻ best practice từ các diễn giả.

  • Chẳng hạn như cô Trang (U) về people development qua các chương trình cross-border assignment (gởi người qua lại giữa các thị trường, quốc gia để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và thử thách các nhân viên có tiềm năng phát triển). Và việc các senior leader của U phải nhận vai trò làm mentor cho các talent để giúp họ phát triển.
  • Hay từ cô Hạnh (Abbot) qua việc thiết kế các chương trình đào tạo-thử thách 18 tháng cho sales. Sau đó ai thể hiện tốt thì sẽ được chọn vào đội sales nòng cốt của công ty.
  • Mr. Trai của Global Consulting thì thông qua các số liệu thống kê đề vẻ ra bức tranh về tình hình nhân lực và tình trạng thất nghiệp, anh cũng chia sẻ một thông điệp mang tính vĩ mô: Human Services ==> Human Capital.
  • Riêng với Mr. Trí của Microsoft thì tôi hơi thất vọng, vì Trí chỉ chia sẻ chủ yếu về việc nâng cao trình độ tay nghề, hiệu suất cho công nhân VN để thay thế công nhân TQ trong nhà máy của Microsoft. Tôi kỳ vọng Trí sẽ chia sẻ nhiều hơn về cơ hội phát triển nhân lực ở bậc cao hơn trong chuỗi giá trị của ngành CNTT.

Theo tôi nếu có chỗ nào có thể cái thiện cho tốt hơn, thì đó là:

  • Cái overview về HR ở VN chưa được trọn vẹn vì nó thiếu góc nhìn của SMEs. Điều này cũng dể hiểu vì các diễn giả đều đến từ các MNCs. Tôi nghĩ có lẽ do BTC đặt nặng cơ hội được học hỏi từ các MNCs hơn là phản ánh tình hình HR của SMEs.
  • Cái thiếu thứ hai, theo tôi là nội dung bàn tròn này cũng chỉ bàn trong phạm vi biên giới VN, chứ chưa phản ánh được góc nhìn vượt ra được thị trường hơn 600 triệu dân của AEC, như chủ đề của Summit lần này.

Lí do thì theo tôi là cũng dễ hiểu, VN còn chưa có những nhân sự phụ trách HR ở cấp vùng. Và đây cũng chính là một thách thức đặt ra cho những người làm công tác HR là người Việt Nam.

Phần Thảo luận theo chủ đề tại các Room.

Phần thảo luận theo chủ đề của các room thì do tôi không thể tham gia một lúc các room nên không thể nắm hết nội dung, đây là một điều đáng tiếc với tôi.
Với những room mà tôi tham gia thì tôi có thể nói là rất hữu ích.

Chiến lược nào để hội nhập AEC.

Mr. Thông của Prudential (trước đây là BCG) đã chia sẻ nhiều thông tin hữu ích về bức tranh năng lực cạnh tranh của các quốc gia trong AEC. Điều không may là dù có nhiều cơ hội "được", nhưng khả năng chiến thắng đối với VN là không cao. Anh Thông cũng đã đưa ra gợi ý chung về một số chọn lựa chiến lược cho doanh nghiệp Việt.

Riêng tôi, tại phần này, thì từ kinh nghiệm tham gia quản lý doanh nghiệp Việt của mình, tôi chia sẻ với các bạn HRM phương thức để HR "có chỗ ngồi trong quá trình hoạch định chiến lược của doanh nghiệp". Tôi tin rằng bằng cách ấy các bạn sẽ có được vị trí của mình trong chiến lược doanh nghiệp, thay vì chỉ làm vai trò "tuyển và đuổi người" như trong nhiều doanh nghiệp Việt hiện nay.

Nâng cao năng lực marketing và bán hàng để hội nhập AEC.

Tại room này do tôi phụ trách, sau khi phân tích để cung cấp cho các bạn một bức tranh tổng quan về tình hình năng lực marketing và bán hàng tại các doanh nghiệp Việt Nam, tôi đã chỉ ra cái khoảng cách giữa doanh nghiệp Việt đối với khu vực. Kế tiếp, tôi chia sẻ một số xu hướng, quan điểm về marketing nhằm giúp cộng đồng HR hiểu marketing là gì và vai trò của HR đối với hoạt động marketing cũng như là xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.

Tôi cũng đã khuyên các bạn xây dựng các skill pools cho doanh nghiệp, rồi qui trình hóa, tiêu chuẩn hóa năng lực marketing và bán hàng, rồi dựa theo đó mà phát triển năng lực của đội ngũ.

Tôi cũng khuyên các bạn bớt tập trung vào quản lý con người, để rồi quá lo lắng với việc "người ra người vào". Thay vào đó là tập trung quản lý chất xám cho doanh nghiệp. Làm sao để kiến thức, kinh nghiệm, năng lực của các cá nhân trở thành năng lực của doanh nghiệp.
Được như vậy thì sẽ bớt lo mỗi khi có nhân sự giỏi ra đi.

Thách thức cho các bạn HRM là để thực hiện được các đề xuất trên của tôi đòi hỏi các bạn HRM phải nâng cấp năng lực của mình. Và như thế tôi tin rằng các chủ DN, các CEO sẽ phải nhìn nhận một cách đúng đắn vài trò của HR trong doanh nghiệp.

Riêng đối với câu hỏi: HR cần chuẩn bị gì cho hội nhập AEC? Thì tôi chỉ đưa ra một đề xuất. Và đó là một sự thay đổi về quan điểm.
Đó là "Diversity & Inclusion".

Lí do là vì ASEAN là một cộng đồng rất đa dạng. Đa dạng về cả chính trị, tôn giáo, sắc tộc, văn hóa, ngôn ngữ cho đến ẩm thực hay thái độ làm việc... nên nếu muốn hội nhập và làm ăn thành công với họ thì mình không chỉ chấp nhận mà phải tôn trọng những sự khác biệt của họ.

Tôi không thể hình dung được một doanh nghiệp thuần Việt làm cách nào để phát triển thị trường ở nước ngoài trong khi ngay chính ở trong công ty ở VN, người ta còn nặng đầu óc định kiến giữa người vùng này, người vùng kia, về nam và nữ...

Tôi cũng chưa hình dung được làm sao để các tập đoàn nhà nước phát triển ra nước ngoài khi mà các tập đoàn này được lãnh đạo và chi phối bởi duy nhất một quan điểm chính trị. Liệu có phải phát triển đảng ở các nước ASEAN?

Phần cuối các bạn HR tự chia sẻ với nhau về các thuật ngữ và công việc bếp núc của dân HR.

Với tôi thì sự kiện VNHR Summit này là một nỗ lực engagement của dân HR với cộng đồng các nhà quản lý doanh nghiệp và với chính cộng đồng HR trong và ngoài tổ chức VNHR. Và chính vì vậy mà tôi cũng hơi lăn tăn khi các bạn dịch "engagement" là "gắn kết".

Theo tôi thì từ "engagement" trong ngữ cảnh này của doanh nghiệp thì cũng tương tự như trên Face "this post has a high engagement rate", nó không hẳn mang nghĩa "gắn kết" theo cách hiểu của người Việt.

Theo tôi engage ở đây nó mang nghĩ lôi cuốn sự chú ý, khuyến khích người khác nhập cuộc, tham gia hay chú tâm vào một đề tài, công việc gì đó.

Tôi nghĩ có lẽ các nhà ngôn ngữ học tiếng Việt phải invent một từ mới cho đúng nghĩa, hoặc là chúng ta sẽ dần làm quen với một nghĩ "gắn kết" rộng hơn, các bạn nghĩ sao?

Đánh giá chung.

Theo tôi sự kiện này đã thành công ngoài mong đợi ở nhũng điểm sau:

  • Đã tạo được tiếng vang trong cộng đồng doanh nghiệp.
  • Đã làm cho doanh nghiệp và dư luận chú ý hơn đối với vai trò của HR, nhất là trong giai đoạn tiền hội nhập AEC như hiện nay.
  • Thành công của sự kiện cũng là một sự thành công về mặt tổ chức của cộng đồng HR, những người vốn không có kinh nghiệm làm event, seminar như dân marketing hay sales.
  • Một cơ hội chia sẻ best practice giúp nhau học hỏi giữa những người HR.
  • Một cơ hội học hỏi cập nhật về các xu hướng trên thế giới, khu vực về lĩnh vực HR từ các diễn giả quốc tế, khu vực.

Xin chúc mừng VNHR!

Đỗ Hòa - Tinh Hoa Quản Trị

Đăng Nhập