Quản lý dự án

Tất cả các sáng kiến, chương trình hành động quản lý doanh nghiệp đều được xem là một dự án. Bạn sẽ quản lý nó như thế nào?

Xin giới thiệu với các bạn qui trình xây dựng một dự án đơn giản.

  1. Khởi xướng dự án
    • Xác định qui mô của dự án
    • Xác định mục tiêu và số lượng hoá
    • Xây dựng cơ cấu bộ máy quản trị và thực hiện dự án
      • Ban cố vấn
      • Tài trợ dự án
      • Giám đốc dự án
      • Các thành viên chủ chốt
      • Sắp xếp lực lượng
      • Xây dựng tiến trình dự án
      • Dự trù ngân sách
  2. Làm rõ chiến lược marketing
    • Giới thiệu bức tranh tổng thể
    • Xác định phân đoạn thị trường trọng tâm
    • Giải thích các giải pháp cho từng phân đoạn
    • Cụ thể hoá giải pháp bằng 7P (sản phẩm, giá, kênh, xúc tiến, qui trình, bằng chứng, con nhân lực)
    • Cụ thể hoá dự kiến kết quả sẽ đạt được
    • Qui trách nhiệm cho từng thành viên
  3. Xác định hành vi và năng lực cần thiết
    • Xác định hành vi và năng lực cần thiết của giám đốc dự án và các thành viên chủ chốt
    • Xác định năng lực của các thành viên maketing (thành viên trong kênh phân phối).
  4. Tái bố trí cơ chế ảnh hưởng
    • Xác định các cơ chế ảnh hưởng liên quan đến việc triển khai chiến lược.
    • Đánh giá tính hiệu quả
    • Xác định thước đo thiết yếu để đảm bảo thực hiện thành công
    • Thực hiện những thay đổi cần thiết.
  5. Triển khai cơ cấu ảnh hưởng
    • Xây dựng nhân sự để triển khai những bước được xác định là quan trọng trong từng cơ chế.
    • Xác định nghĩa vụ và quyền hạn của từng nhóm.
    • Xây dựng qui trình, lịch làm việc, ngân sách và chỉ tiêu cho từng nhóm hành động.
  6. Đo lường và điều chỉnh qui trình
    • Thường xuyên đo lường hiệu quả thực hiện so với mục tiêu và lịch thời gian
    • Chấn chỉnh những thiếu hụt.
    • Thu thập sáng kiến để cải tiến
    • Xin phê chuẩn để áp dụng, triển khai.

 Đỗ Hòa - Tư Vấn Quản Lý

Login Form