Mỗi vị trí quản lý trong doanh nghiệp đều có không gian riêng để phát huy năng lực và đóng góp vào thành tích chung của doanh nghiệp, tổ chức của mình. Câu hỏi là, làm sao để nhận ra và đánh giá năng lực quản lý của các cấp quản lý mình?

Thang năng lực quản lýTức nhiên là không gì làm thước đo tốt bằng kết quả công việc, nhưng trong những trường hợp thiếu dữ liệu kết quả, hoặc trong những hoàn cảnh mà kết quả không phản ánh đúng năng lực (gặp may mắn, gặp lúc khó khăn, kết quả do người khác làm ra...), thì tôi đánh giá thuần bằng năng lực chuyên môn, và tôi sử dụng phương thức sau đây.

Theo tôi thì dù ai làm quản lý cũng được kỳ vọng là sẽ deliver results, tuy nhiên mỗi nhà quản lý theo đuổi một quan điểm, sở trường khác nhau về quản lý.

Cũng có các nhà quản lý không theo đuổi một quan điểm hay cách làm đặc trưng nào. Họ ứng biến khi xảy ra vấn đề, khi có thách thức, mục đích là để mọi thứ được duy trì ổn định như bình thường.

Quan điểm khác nhau cũng dẫn đến phương thức quản lý và cách làm khác nhau, và cũng sử dụng những công cụ quản lý khác nhau.

Theo tôi thì người theo đuổi quan điểm quản lý hiệu quả, chắc chắn sẽ phải ngày đêm tư duy, tìm lời giải chung quanh các vấn đề sau:

1. Personal effectiveness. Làm cho từng cá nhân trong công ty có thể phát huy và làm việc hiệu quả nhất.
2. Team effectiveness (group effectiveness). Làm cho từng phòng ban, đội nhóm làm việc hiệu quả nhất.
3. Cross-functional team effectiveness. Làm cho các phòng ban, đơn vị khác nhau có thể phối kết hợp với nhau một cách hiệu quả nhất.
4. Organizational effectiveness. Làm cho toàn bộ tổ chức vận hành ngày càng hiệu quả hơn.

Câu hỏi tôi dành cho các bạn:

Bạn là người quản lý và bạn có tư duy về một trong những vấn đề trên? nó thậm chí làm bạn "mất ăn mất ngủ"?
- Xin chúc mừng! Bạn có tư duy quản lý hiệu quả.

Bạn không chỉ tư duy mà có hành động cụ thể để giải quyết ĐƯỢC một trong các vấn đề trên?
- Xin chúc mừng! Bạn đúng là nhà quản lý hiệu quả.

Việc bạn hành động và giải quyết ĐƯỢC vấn đề nào từ 1 đến 4 thể hiện đẳng cấp (hay tầm) của bạn trong nghề quản lý.

Với quan điểm như trên, những khi không có dữ liệu kết quả, tôi thường nhìn vào nội dung các chương trình hành động mà nhà quản lý đưa ra, để mà đánh giá trình độ chuyên môn, đẳng cấp của một nhà quản lý.

Anh/chị thuộc level nào? 1 hay 4?

Đỗ Hòa - Tư Vấn Quản Lý

Comments powered by CComment

Login Form