Amazon, công ty bán lẻ lớn nhất thế giới của Mỹ có một phần mềm ứng dụng (app) gọi là Flex. Ứng dụng này tổ chức việc giao hàng cho khách mua hàng online của amazon tại một số địa phương nơi Flex hoạt động. Ứng dụng này tương tự như các ứng dụng gọi xe giao hàng (Uber, Lift, Grab, Gojek...), điểm khác là do Amazon trực tiếp vận hành.

Hàng ngày, căn cứ vào số đơn hàng nhận được từ khách hàng, amazon phân bổ theo địa lý và chia thành từng lô hàng (gọi là từng block) để giao. Tư nhân ai có xe từ tầm trung trở lên thì có thể tải ứng dụng này về để đăng ký chạy thêm kiếm tiền.

Người chạy xe sau khi tải áp về đăng ký tài khoản xong, thì hàng ngày mở app xem có chuyến giao hàng nào ở khu vực gần mình mà mình muốn chạy thì đăng ký nhận chuyến để chạy.

Sau khi đăng ký nhận chuyến trên app xong thì người chạy xe đánh xe đến kho hàng của Amazon để nhận hàng đi giao đến từng nhà theo địa chỉ người mua hàng.
Khi nhận chuyến thì người chạy xe có thể biết trước là mình sẽ nhận được bao nhiêu tiền. Theo thông tin báo đài Mỹ thì thu nhập bình quân của người làm việc này là từ 18-22/giờ làm việc. Cộng với tiền tip nữa thì thu nhập bình quân năm có thể trên 40k/năm.

Vấn đề là có lẽ do việc này có thể kiếm tiền được trong khi kinh tế Mỹ đang bị CoVid-19 làm đình trệ, khiến cho nhiều người bị thất nghiệp, nên có quá nhiều người cạnh tranh nhau để chạy cho amazon.
Và đã trở thành qui luật, một khi mà cạnh tranh cao thì người ta sẽ nghĩ ra những chiêu để cạnh tranh không lành mạnh. Thay vì chờ amazon báo chuyến trên app thì người chạy xe chủ động đăng ký xe sẵn sàng nhận hàng.

Tình trạng này dẫn đến một số xe ở xa kho nhưng vẫn đăng ký nhận và do vậy hàng bị giao cho khác hàng chậm. Để khắc phục tình trạng này amazon ưu tiên cho những lái xe ở gần kho nơi cần giao hàng.
Cánh lái xe cũng không chịu thua, họ bày ra chiêu mới: treo di động trên các cây được trồng gần cửa kho hàng để đánh lừa app!!! App quét và chọn những xe gần kho nhất để giao cho nhanh mà không biết rằng xe ấy hiện đang ở xa, hoặc đang bận ở nơi khác, chỉ có cái di động thì đang rảnh rỗi và đang chờ ở cửa kho thôi!
Quản lý được cánh lái xe quả là không dễ, kể cả là đối với các ứng dụng thông minh. Nhưng cách làm này được cái là doanh nghiệp không phải tốn nhiều tỉ để đầu tư vào đội xe. Không phải lo quản lý bảo trì, bảo dưỡng xe.

Không chỉ ở Mỹ, Amazon đã triển khai Flex ở một số nước khác.

Bao giờ thì các doanh nghiệp bán lẻ VN sẽ học cách làm này của amazon để tự mình có thể kiểm soát chất lượng giao hàng, vừa cung cấp tiện ích dịch vụ cho khách hàng, vừa có thêm một nguồn thu từ chuỗi giá trị của mình thay vì nhường nó cho các công ty khác?

Đỗ Hòa - on Strategy

Comments powered by CComment

Login Form